Cách ghép cành cây bưởi làm cảnh, cây bưởi quả

Cây bưởi bao gồm cây bưởi cảnh và cây bưởi ăn quả đang được rất nhiều vị khách chơi cây và những người đam mê làm vườn quan tâm đến. Vậy, cách ghép cành cây bưởi như thế nào là đúng và chuẩn quy trình, giúp cây phát triển tốt, đơm hoa kết trái nhanh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Bưởi Cảnh Văn Giang sẽ trình bày chi tiết và đầy đủ cách ghép cành cây bưởi tới bạn.

1. Tổng quan về ghép cành cây bưởi

kỹ thuật ghép cành cây bưởi làm cảnh
kỹ thuật ghép cành cây bưởi làm cảnh

 

Thời gian ghép cây: Thời gian tốt nhất để ghép cành cây bưởi là ghép vào vụ xuân để vụ thu. Vào những thời vụ như vậy, kỹ thuật ghép cây bưởi diễn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất vì thời điểm này có thời tiết thuận lợi cho các cây trồng đâm chồi, nảy lộc, phát triển tốt.

Cách ghép cành cây bưởi bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chọn cành khỏe, đẹp đủ tiêu chuẩn, cắt cành
  • Bước 2: Chọn mắt ghép.
  • Bước 3: Dùng dao cắt thân cây khớp với mắt ghép. Chiều dài mắt ghép khoảng 1,5cm. Khi cắt chú ý giữ tay sạch, không để tay dính đất.
  • Bước 4: Đặt mắt ghép vào chỗ cắt ghép sau đó dùng dây nilon buộc chặt mắt ghép.
Chọn mắt ghép khi ghép cành cây bưởi
Chọn mắt ghép khi ghép cành cây bưởi – Phải chọn mắt khỏe

Sau khi ghép cành cây bưởi được khoảng 10 ngày, ta mở dây ra để kiểm tra mắt ghép. Nếu mắt ghép còn tươi và sẹo giữa cành ghép và mắt ghép liền nhau thì giữ nguyên.

Từ 7 đến 10 ngày tiếp theo, ta cần cắt phần thân cây phía trên cành ghép, phía trên mắt ghép từ 1 đến 2cm. Khi cắt chú ý phải cắt vát lên phía trên.

Tiếp theo, ta chăm sóc mầm cây trong thời gian khoảng 6 tháng. Khi cây đủ tiêu chuẩn phát triển khỏe mạnh thì ta đem trồng vào đất hoặc trồng vào trong chậu đã chuẩn bị sẵn.

Các bước trong quy trình ghép cành cây bưởi làm cảnh nói trên là kỹ thuật ghép bưởi Diễn đã được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của các viện cây giống miền Bắc.

Những sai lầm thường gặp khi ghép cành cây bưởi:

  • Chọn cành chưa đủ tiêu chuẩn
  • Không chăm sóc cẩn thận cây con thường bị sâu bệnh

2. Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi sau ghép cành

Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc cây bưởi sau khi ghép cành để đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp cây sinh trưởng tốt.

  • Sau khi trồng cây được từ 1-2 tháng, bạn cần thường xuyên bón phân và giữ ẩm cho cây bằng cách tưới nước vừa phải để cây đủ ẩm và có thể hút dinh dưỡng từ việc bón phân.
  • Nên tưới phân bón cho cây thường xuyên với khoảng thời gian 2 tháng 1 lần nếu đất tốt và 1 tháng nếu đất chưa được tươi tốt.
  • Bạn cũng cần thường xuyên cắt tỉa tán cây. Nên cắt tán cây khoảng chừng 50-60cm để cho tán cây thấp xuống để cho cây tạo thành bộ cành tốt nhất và có những tán rộng để cây phát triển tốt nhất.

    Cách bón phân hiệu quả cho cây: Nên bón phân cho cây khi cây chưa có quả. Nên bón vào 3 đợt: Xuân, Hạ, Thu. Khi cây có quả, nên bón 4 đợt/ năm (Xuân, Hạ, Thu, Đông).
  • Sau khi thu hoạch quả bưởi (đối với cây bưởi ra quả), ta cần bón phân Hữu cơ + Lân 100%, Đạm 20% và Vôi 100%.
  • Khi cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa, ta sẽ bón phân Đạm, Ka li và ZinC.

3. Cách phòng chống sâu bệnh cho cây

phòng chống sâu bệnh cho cây
Cách phòng chống sâu bệnh cho cây

Cây bưởi là giống cây ít khi bị sâu bệnh và chỉ có một số bệnh và sâu gây hại mà ta thường gặp như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, bệnh thán thư, bệnh loét lá, bệnh sẹo, bệnh chảy gôm…

  • Sâu vẽ bùa là loại sâu gây hại lớn nhất khi cây đang còn nhỏ. Chúng gây hại trên cành non, lá non, tạo vết thương cho cây. Bệnh loét xâm nhập và phát triển vào trong thân cây. Thời gian phát triển của loại sâu bệnh này thường vào giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm.
    Ta phòng trừ loại sâu này bằng cách: dùng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2%.
  • Đối với sâu đục thân cành, ta dùng thuốc Ofatox 0.1%, Symi sidin 0.2% bằng cách phun và bơm vào lỗ sâu đục. Cách phòng trừ hiệu quả nhất nên thực hiện: Vệ sinh vườn, bắt diệt xén tóc và quét vôi gốc…
  • Đối với bệnh thán thư, ta phòng trừ bằng cách thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm và cần sử dụng một trong các loại thuốc sau khi bệnh mới chớm: Antracol 70WP, Mancozeb 80WP, Daconil 75WP,…
  • Đối với bệnh loét lá và bệnh sẹo, loại bệnh gây hại trên cành, lá và quả, ta dùng Boocdo.
  • Đối với bệnh chảy gôm, ta nên dùng Boocdo, Benlat và, Alliette.

Với những kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp trong kỹ thuật ghép cành cây bưởi phía trên, chúc các bạn thành công trong kỹ thuật ghép cành và chăm sóc cây sinh trưởng tốt.

Nguồn: Bưởi Cảnh Văn Giang tổng hợp

Liên hệ SĐT: 0985 574 111 để được tư vấn chọn cây bưởi làm cảnh ưng ý với giá thiện chí nhất.

5/5 - (7 bình chọn)

Viết một bình luận